Sự phát triển nhanh, mạnh của các trò chơi điện tử trên mạng internet (game online) đã kéo theo hệ lụy rất nặng nề cho nhiều gia đình và toàn xã hội, đó là bệnh nghiện game. Nhiều học sinh, sinh viên và người dân vì nghiện game mà bỏ bê học hành, học lực sa sút, giảm năng suất lao động, sức khỏe suy yếu về mặt cơ thể lẫn tâm thần.
1. Khái niệm
Theo báo cáo của Hội đồng Khoa học và Sức khỏe cộng đồng Mỹ, người nào chơi trò chơi trên máy tính quá 2 giờ mỗi ngày, trong thời gian trên 1 tháng được coi là nghiện game máy tính.
2. Triệu chứng
Người nghiện game có 2 nhóm triệu chứng:
- Nhóm triệu chứng giống nghiện ma túy
- Nhóm triệu chứng trầm cảm
2.1. Nhóm triệu chứng giống nghiện ma túy
Có từ 2 triệu chứng sau trở lên:
2.1.1. Thèm chơi game, mất các hứng thú khác.
2.1.2. Chơi game liên tục không nghỉ trong nhiều giờ.
2.1.3. Không kiểm soát được thời gian chơi game
2.1.4. Mất thời gian vì chơi game
Người nghiện game tốn rất nhiều thời gian cho chơi game.
2.1.5. Bỏ bê các công việc khác vì chơi game
Do tốn quá nhiều thời gian đến chơi game, họ không quan tâm đến các công việc khác.
2.1.6. Che dấu các cảm giác và tình huống khó chịu bằng chơi game
Khi có các cảm giác và tình huống khó chịu, họ lại chơi game để che dấu.
2.1.7. Nói dối về thời gian chơi game
8- Sử dụng sai về tiền bạc
Người nghiện game online thường tiêu tốn nhiều tiền để thỏa mãn ham muốn chơi game của mình.
9- Cảm xúc không ổn định
Cũng như nghiện ma túy, người nghiện game online có trạng thái phấn khích khi chơi game. Nhưng trạng thái này nhanh chóng chuyển thành thất vọng. Trạng thái thất vọng này có thể chỉ tồn tại trong lúc chơi game, nhưng cũng có thể tồn tại bền vững cả ngày.
2.2. Nhóm triệu chứng trầm cảm
2.2.1. Nhóm các triệu chứng đặc trưng gồm:
- Khí sắc giảm: người nghiện cảm thấy buồn rầu ủ rũ.
- Mất quan tâm thích thú: người nghiện mất hẳn các sở thích đã có trước đây trừ game online.
- Giảm năng lượng, dễ mệt mỏi dù chỉ sau một cố gắng nhỏ trong công việc hàng ngày như đánh răng, mặc quần áo…
2.2.2. Nhóm một số triệu chứng phổ biến khác gồm 7 triệu chứng:
- Giảm sự tập trung và chú ý
- Giảm sút tính tự trọng và lòng tự tin.
- Có ý tưởng bị tội.
- Bi quan về tương lai.
- Có ý tưởng và hành vi tự sát.
- Rối loạn giấc ngủ: thường là mất ngủ giữa giấc và cuối giấc ngủ.
- Ăn ít ngon miệng
Ngoài ra, trong trường hợp nặng, bệnh nhân còn giảm cân và giảm dục năng (ở người lớn).
2.2.3.Thời gian : Kéo dài trên 2 tuần
3. Tác hại của game online
- Trẻ em chơi game không thể có sự phát triển bình thường về mặt nhân cách và xã hội. Họ coi thường các chuẩn mực đạo đức xã hội và các qui định của pháp luật.
- Ý tưởng và hành vi tự sát. Nhiều game thủ đã chết vì kiệt sức do chơi game liên tục trong nhiều giờ.
- Tiêu tốn về tiền bạc do chơi game khiến người nghiện phải tìm mọi cách kể cả trộm cắp, giết người để có tiền.
4. Điều trị
4.1.Điều trị tấn công nội trú tại Bệnh biện Tâm thần:
- Thời gian: Trong 6- 8 tuần
- Mục đích là để cắt được hội chứng cai game và trầm cảm của người nghiện.
- Phương pháp: bằng thuốc thuốc an thần kinh, chống trầm cảm và liệu pháp tâm lý: giáo dục tâm lý, kích hoạt hành vi, thư giãn, liệu pháp tâm lý nhóm...
4.2. Điều trị củng cố tại nhà
- Thời gian kéo dài tối thiểu 6 năm
- Nhằm chống tái nghiện.
- Phương pháp: điều trị củng cố bằng thuốc và kết hợp với các liệu pháp tâm lý-xã hội
4.2.1. Điều trị bằng thuốc chống trầm cảm và an thần kinh
43.2. Các liệu pháp tâm lý-xã hội
Bệnh nhân buộc phải từ bỏ game online hoàn toàn, nghĩa là không được chơi game dù chỉ 1 phút, đảm bảo nguyên tắc không tiếp cận với máy tính có kết nối internet.
- Tăng cường các hoạt động thể dục thể thao và văn hóa.
- Các liệu pháp tâm lý
5. Tư vấn cho bố mẹ và người thân:
Khi thấy con em mình có các dấu hiệu của nghiện game online nêu trên, nên đưa đến khám sớm ở các Bác sĩ Chuyên khoa Tâm thần hoặc Bệnh viện Tâm thần.
ThS. BS. Tôn Thất Hưng
Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Huế